PHẢI NHỚ: 4 THỨ MÀ NGƯỜI THÔNG MINH KHÔNG BAO GIỜ HÉ LỜI

PHẢI NHỚ: 4 THỨ MÀ NGƯỜI THÔNG MINH KHÔNG BAO GIỜ HÉ LỜI

1. KHÔNG SUỐT NGÀY ĐI KỂ NIỀM VUI NỖI BUỒN CỦA MÌNH, LÀ TRÍ TUỆ

 

Giáo sư Mark Bauerlein nói: "Một trong những biểu hiện của người trưởng thành chính là khi họ hiểu họ ra được rằng 99% những chuyện xảy ra với mình, với người khác, nó hoàn toàn không có ý nghĩa gì."

 

Sống ở đời, giống như con cá trong nước, nóng lạnh chỉ mình nó biết.

 

Có một câu chuyện như này:

 

T. sau khi được thăng chức, đãi ngộ đã cao hơn trước kia rất nhiều, vì vậy mà anh ấy quyết định mời những đồng nghiệp thân thiết ăn một bữa.

 

Vốn dĩ đã đặt 3 bàn ở nhà hàng, nhưng ngày hôm đó, đồng nghiệp lại có đủ mọi lý do từ chối không tới, cuối cùng chỉ gom lại đủ một bàn.

 

Trong bữa ăn, ai ai cũng nói cười vui vẻ, nhưng lời nói ra lại "tẩm ngẩm tầm ngầm":

 

"Tôi không nhận ra là cậu cũng giỏi phết đấy nhỉ!"

 

"Sau này làm lãnh đạo rồi, đừng phớt lờ bọn tôi đấy nhé!"

 

"Có đi cửa sau không đấy, bình thường tôi cũng không nhìn ra là cậu giỏi giang tới vậy!" …

 

Vốn nghĩ rằng sẽ nhận được lời chúc mừng chân thành từ mọi người, không ngờ bàn tiệc lại vương đầy những ngữ khí đố kị "Dựa vào cái gì mà cậu ta được thăng chức!"

 

T. nói rằng đó là bữa cơm khiến cậu cảm thấy khó xử nhất.

 

Thực ra, bất kể chúng ta có thừa nhận hay không, luôn có một sự thật trần trụi tồn tại đó là: Trên thế gian này, ngoài ba mẹ ra, không có mấy ai thực sự hi vọng chúng ta sống sung sướng hơn họ.

 

Vì vậy, "khoe khoang" hạnh phúc của mình ra ngoài, nhiều khi là đang động vào chỗ đau của người khác, giống như kiểu bảo họ rằng "anh đố kị với tôi đi" vậy, rồi lại tự thêm phiền phức cho chính mình.

 

Đúng vậy, đời người 10 phần thì có tới 8,9 phần không như ý, nhưng chẳng phải là vẫn còn 1,2 phần là tốt đẹp ư.

 

Vui vẻ, chia sẻ với nhầm người, thì chính là "khoe khoang"; buồn phiền, tâm sự với sai người, thì chính là "làm quá".

 

Người thông minh sớm đã điều chỉnh quá trình trưởng thành sang chế độ im lặng, không tùy tiện chia sẻ niềm vui nỗi buồn của bản thân.Họ chia sẻ với những người bạn tri kỷ và cùng họ tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc ấy.

 

2. KHÔNG “ĐÂM CHỌC” VÀO CHỖ KHÓ CỦA NGƯỜI KHÁC, LÀ TỬ TẾ

 

Nhà viết kịch người Nga Anton Pavlovich Chekhov nói: "Người có giáo dưỡng không phải là ăn cơm mà không làm đổ canh, mà là khi người khác chẳng may làm đổ canh, đừng nhìn chằm chằm vào họ."

 

Không "xé toạc" chỗ khó nói của người khác, lòng tốt trông có vẻ nhỏ bé này lại sưởi ấm cả cuộc đời của người khác.

 

Còn nhớ một lần, tôi và một người chị đồng nghiệp tan làm đi về nhà, chúng tôi ngồi trên cùng một chuyến xe, ngồi cách chị em tôi không xa là đồng nghiệp V., có vẻ như đang có chuyện gì đó buồn, vừa lớn tiếng nói điện thoại vừa lấy tay lau nước mắt.

 

Tôi và chị đồng nghiệp trông thấy, vì bình thường quan hệ đồng nghiệp cũng tốt, tôi hỏi chị ấy xem có nên qua bên kia an ủi cậu ấy một chút.

 

Chị đồng nghiệp lắc đầu, nói tôi không đi.

 

Sau đó rất lâu, tôi mới nhận ra được rằng, ai cũng có một mặt yếu đuối cả, nhưng chẳng ai muốn để người khác thấy được sự yếu đuối đó của mình.

 

Sống ở đời, sắc vàng sắc đỏ rực rỡ có, sắc đen sắc xám tất nhiên cũng tồn tại theo.

 

Nhiều khi, chúng ta không cần tới sự an ủi hay sự cảm thông nhất thời, mà chúng ta chỉ đơn giản muốn người bên cạnh không quấy rầy, không "đâm chọc", không lên tiếng, chỉ đơn giản là sự im lặng mà thôi…

 

Có người nói, đời người ai sống cũng không dễ dàng gì rồi, có những chuyện không cần phải bóc toẹt móng ngựa ra.

 

Đúng vậy, bạn vĩnh viễn không bao giờ có thể biết được rằng, một người trưởng thành trông thì có vẻ luôn vui tươi, chín chắn, bên trong họ nội tâm gào thét ra sao, nhưng họ luôn im lặng, đó là bởi vì, họ không muốn ai biết…

 

3. KHÔNG HẠ THẤP THỰC LỰC CỦA NGƯỜI KHÁC, LÀ GIÁO DỤC

 

Bên cạnh bạn có một người như này hay không?

 

Người khác sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, họ sau lưng nói người ta đi cửa sau.

 

Người khác xinh đẹp mỹ miều, họ ở sau lưng nói người ta là bình hoa di động không có tài cán gì.

 

Người khác thành tích học tập xuất chúng, họ đi bốn phương tám hướng nói người ta là con mọt sách, không biết sự đời…

 

Kiểu người như vậy, luôn hạ thấp người khác để đề cao chính mình.

 

Mà không biết rằng, quá trình nói xấu sau lưng người khác ấy cũng chính là đang phủ định chính mình; kính sợ đối thủ mới là tôn trọng bản thân.

 

Sống ở đời, ai cũng nên cố gắng để tỏa sáng, nhưng tuyệt đối đừng tỏa sáng trên cái nền là dập tắt người khác.

 

Nhận thức ra được cái mình "không biết", mới là điểm khởi đầu của "biết".

 

Thế gian vạn vật, ai cũng có những sở trường, sở đoản riêng.

 

Quang minh chính đại đối mặt với đối thủ, thắng, thắng cho sảng khoái; thua, cũng thua một cách tâm phục khẩu phục.

 

Tặng người khác một tràng vỗ tay, là đang cho mình động lực để tiến bộ.

 

4. KHÔNG TỌC MẠCH CHUYỆN NGƯỜI KHÁC, LÀ TẦM NHÌN

 

Con người ta nếu không có "cao độ", nhìn thấy đâu đâu cũng là vấn đề; còn sống mà không có tầm nhìn, vấn vương sẽ toàn là những chuyện tầm phào.

 

Sống ở trên đời, chú trọng vào bản thân, nhưng cũng đừng quên chấp nhận người khác.

Tiểu thuyết gia người Anh, Charles John Huffam Dickens từng nói: "Phép lịch sự tốt nhất chính là không tọc mạch."

 

Không tọc mạch vào chuyện người khác, không phải là lạnh lùng hay ích kỉ, mà đó là để chúng ta học cách mở lòng, cho phép bản thân mình không hoàn hảo, đồng thời chấp nhận những khuyết điểm vụn vặt của người khác.

 

Những việc nhỏ không động tới nguyên tắc, không cần thiết đâm chọt phê bình; những tiểu tiết không làm ảnh hưởng tới bố cục chung, cũng không cần phải "cầm tay chỉ điểm" cho người khác.

 

Chấn chỉnh, thay đổi bản thân, là thần.

 

Chỉ trích, muốn thay đổi thế giới, là thần kinh.

 

Thay vì cố gắng đi mài mòn những góc cạnh của người khác, chi bằng "kinh doanh" cho tốt sự tốt đẹp của chính mình.

 

Theo Trí Thức Trẻ

Join
now